LAO ĐỘNG, BẢO HIỂM, TIỀN LƯƠNG

Đăng ngày 08/01/2019

Công ty Luật Dân việt cung cấp các dịch vụ tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến quan hệ lao động;

LAO ĐỘNG, BẢO HIỂM, TIỀN LƯƠNG

–  Tư vấn/soạn thảo: Hợp đồng lao động, Nội quy lao động, Thoả ước lao động tập thể…và các quy định khác;

–  Tư vấn/Đại diện cho Người sử dụng lao động hoặc Người lao động đàm phán, giải quyết các tranh chấp liên quan đến quan hệ lao động;

–  Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quy định khác.

– Tư vấn/ Đại diện cho khách hàng xin cấp Giấy phép lao động cho Người nước ngoài vào làm việc Tại Việt Nam

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam theo mẫu;

+ Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài:

+ Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo mẫu;

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;

+ Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài theo mẫu và có dán ảnh của người nước ngoài;

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam;

+ Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài bao gồm bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

+ Đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận và phù hợp với công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

+ Riêng đối với cầu thủ bóng đá thì phải có bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đã tham gia thi đấu hoặc chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đã tham gia thi đấu liền trước đó.

+ 03 (ba) ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

+ Đối với người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không cần phải có Phiếu đăng ký dự tuyển lao động mà thay vào đó là văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó nêu rõ thời gian người nước ngoài đã tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài cử sang.

+ Đối với người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hoặc cung cấp dịch vụ theo hợp đồng thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không cần phải có Phiếu đăng ký dự tuyển lao động mà thay vào đó là hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.

+ Đối với người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không cần phải có Phiếu đăng ký dự tuyển lao động mà thay vào đó là giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Các giấy tờ nêu trên được dịch ra tiếng Việt Nam và công chứng.

2. Thời hạn của giấy phép lao động:

– Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ giao kết hoặc thời hạn của phía nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam, trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc không theo hợp đồng lao động thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài. Đối với người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Thời hạn của giấy phép lao động đối với các trường hợp nêu trên tối đa không quá 36 (ba mươi sáu) tháng.

3. Các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động:

– Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;

– Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;

– Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;

– Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như:  những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định nêu trên;

– Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

THỦ TỤC XIN CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

1. Điều kiện xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Người nước ngoài muốn được cấp lại Giấy phép lao động tại Việt Nam bắt buộc phải có đủ một trong hai điều kiện sau đây:

–  Giấy phép lao động bị mất;

–  Giấy phép lao động bị hỏng

2. Hồ sơ đề nghị Cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài:

– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài theo Mẫu 06 của  Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 và Xã hội, trong đó phải giải trình rõ lý do bị mất hoặc bị hỏng;

–  Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo Mẫu số 07 Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008;

– Giấy phép lao động đã được cấp bị hỏng. (nếu là trường hợp Giấy phép lao động hỏng)

3 . Yêu cầu đối với hồ sơ xin Cấp lại Giấy phép lao động:

– Hồ sơ khai bằng tiếng Việt Nam hoặc 02 thứ tiếng (Tiếng Việt và tiếng nước ngoài). Trường hợp chỉ khai bằng một thứ tiếng nước ngoài thỉ phải dịch ra tiếng Việt Nam;

– Mỗi người lao động làm 02 Bộ hồ sơ:  + 01 Bộ hồ sơ nộp cho  Sở lao động Tương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi mà đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở;

+ 01 Bộ hồ sơ lưu tại Đơn vị sử dụng lao động.

4. Thời gian thông báo về việc mất hoặc hỏng Giấy phép lao động

– Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày người nước ngoài phát hiện giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng thì người nước ngoài có trách nhiệm báo cáo người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó

– Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng, người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động đó;

5. Địa điểm nộp hồ sơ xin Cấp lại Giấy phép lao động

Người lao động, đơn vị sử dụng lao động trực tiếp nộp hồ sơ Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Sở lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh, thành phố mà đơn vị sử dụng lao động có trụ sở chính.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể :

CÔNG TY LUẬT DÂN VIỆT – ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 481 đường Nguyễn Khang, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
ĐT/Fax: 024 3839 8266                     Hotline: 00936 442 699/986 144 280
Website: luatdanviet.vn                   Email: congtyluatdanviet@gmail.com

Diễm My

THƯ VIỆN ẢNH

CÔNG TY LUẬT DÂN VIỆT - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

TIỆN ÍCH

TIN MỚI CẬP NHẬT

0936 442 699