Ô tô và xe máy vượt đèn đỏ bị xử phạt như thế nào?

Đăng ngày 09/01/2019

Hỏi: Tôi đi lại bằng cả ô tô và xe máy. Có lần, do không để ý hệ thống đèn mà tôi đã vượt đèn đỏ. Cho tôi hỏi người điều khiển ô tô, xe máy vượt đèn đỏ thì bị xử phạt như thế nào? Độc giả Nguyễn Quang Hưng, trú tại: huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Ô tô và xe máy vượt đèn đỏ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có tín hiệu đèn giao thông. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
– Tín hiệu xanh là được đi;
– Tín hiệu đỏ là cấm đi;
– Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Trong trường hợp khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng người điều khiển ô tô và xe máy không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi (vượt đèn đỏ) thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Cụ thể tại Điểm k, Khoản 4, Điều 5 quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm: Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.
Tại Điểm c, Khoản 4, Điều 6 quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm: Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.
Theo đó, nếu vượt đèn đỏ, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng còn người điều khiển xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Ngoài ra, theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP, người điều khiển ô tô và xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong vòng 01 tháng.

Trân trọng!

Luật sư Chu Văn Hành – Công ty Luật Dân Việt (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội)

Bài viết liên quan

QUYỀN HƯỞNG THỪA KẾ VỀ ĐẤT ĐAI

Luật sư tư vấn về Tranh chấp di sản thừa kế là Quyền sử dụng đất đối với trường hợp người để lại di sản thừa kế đã mất 20 năm, thừa kế...

Doanh nghiệp có thể tự đào tạo nghề cho người lao động

Nguyễn Việt Anh (Hà Nội) hỏi: Do yêu cầu của công việc nên khi tuyển dụng công nhân vào làm việc chúng tôi phải đào tạo công nhân để phù hợp với...

Điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở Xã hội

Hỏi: Hiện nay vợ chồng tôi đang làm công nhân tại khu Công nghiệp Bắc Thăng Long, vợ chồng tôi đang phải đi thuê nhà trọ, nay chúng tôi có nhu cầu mua nhà ở...

Có được đi lấy người khác khi chồng mất tích nhiều năm không?

Hỏi: Vợ chồng tôi lấy nhau từ năm 1993, có đăng ký kết hôn tại UBND xã Đại Đồng. Hiện nay vợ chồng tôi đã có 2 người con gái, năm 2005 chồng tôi đi...

Khi nào thì CSGT được xử phạt do đi xe ôtô không chính chủ?

Hỏi: Ngày 20/7/2015 tôi đang điều khiển xe ô tô trên đoạn đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy thì bị Cảnh sát giao thông bắt dừng xe và kiểm tra giấy tờ, anh...

Người lao động phải mất thời gian thử việc bao lâu khi mới ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động?

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các...

THƯ VIỆN ẢNH

CÔNG TY LUẬT DÂN VIỆT - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

TIỆN ÍCH

TIN MỚI CẬP NHẬT

0936 442 699