QUYỀN HƯỞNG THỪA KẾ VỀ ĐẤT ĐAI

Đăng ngày 13/05/2019

Luật sư tư vấn về Tranh chấp di sản thừa kế là Quyền sử dụng đất đối với trường hợp người để lại di sản thừa kế đã mất 20 năm, thừa kế vị của hàng thừa kế thứ nhất. Nội dung tư vấn như sau:

QUYỀN HƯỞNG THỪA KẾ VỀ ĐẤT ĐAI

Chào Công ty Luật Dân Việt, Luật sư tư vấn giúp gia đình trường hợp này ạ. Cô Thắm của tôi, có chồng và sống trên mảnh đất của chồng 27 năm nay,( trước lúc má chồng mất 2 vợ chồng cô tôi đã phụ dưỡng và chăm sóc bà, bà có 2 người con trai. Một người con lớn đã mất, người con thứ 2 là chồng cô tôi , bà có 2 mảnh đất, 1 mảnh bà đã cho người con lớn, mảnh thứ 2 là căn nhà bà ở, bà giao quyền lại cho vợ chồng cô tôi và chồng cô đã đứng tên sỡ hữu từ lúc bà mất tới giờ, bà mất cách đây 20 năm. Tháng 04/2019 vợ chồng cô tôi xây lại nhà tổ, thì con của người con lớn lại cản ngăn và giành đất, bảo vợ chồng cô tôi phải chia lại cho bọn chúng 1 phần, vì đây là đất của bà nội chúng  Xin luật sư tư vấn trong trường hợp này cô tôi phải làm sao cho đúng với luật, vì hơn 27 năm nay, chỉ 1 mình cô tôi phụng dưỡng bà (khi bà còn sống).
Trả lời câu hỏi tư vấn:  Chào bạn!  Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Dân Việt. Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bà nội bạn có 2 mảnh đất, 1 mảnh đã cho người con lớn, 1 mảnh giao quyền lại cho vợ chồng cô Thắm và vợ chồng cô Tám đứng tên sở hữu từ khi bà mất tới giờ. Tuy nhiên bạn không nói rõ tại thời điểm bà nội giao đất cho vợ chồng cô Thắm là giao quyền quản lý hay dưới hình thức tặng cho hay bà nội để lại di chúc phần đất đó cho vợ chồng cô Thắm. Việc thực hiện sang tên Quyền sử dụng đất cho chồng cô Tám đã đúng theo qui định của pháp luật hay chưa? Do thông tin chưa đầy đủ nên chúng tôi xin chia làm 2 Trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất mang tên chồng cô Tám đã được cấp đúng theo qui định, trình tự của Pháp luật ( được bà nội tặng cho khi còn sống hoặc theo di chúc hợp pháp) thì con của người con lớn sẽ không có cơ sở để yêu cầu chia lại 1 phần đất đó được.
Trường hợp thứ hai: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chồng cô Thắm được cấp không đúng theo qui định của pháp luật mà bà nội bạn mất không để lại di chúc thì toàn bộ di sản của bà nội bạn sẽ được phân chia theo qui định của pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất.
Tại. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

 “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

 Vì vậy, phần di sản thừa kế của bà nội bạn sẽ được phân chia theo quy định pháp luật cho những người thừa kế thứ nhất, mỗi người ở hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau.  Tuy nhiên thì trong hàng thừa kế thứ nhất của bà nội bạn có một người đã mất (người con trai lớn) cho nên theo qui định của pháp luật thì phần di sản thừa kế của người mất đó sẽ được chia cho người thừa kế vị.

 Theo nguyên tắc thừa kế vị theo qui định tài Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 qui định:

 “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

 Do đó, tại thời điểm hiện tại thời hiệu mở thừa kế của bà nội bạn vẫn còn  (Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 28 năm đối với bất động sản – Điều Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015) nên con trai của người con lớn của bà nội bạn có quyền yêu cầu Toà án phân chia di sản thừa kế theo pháp luât.

Để đưa ra cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này thì gia đình cô Thắm cần xác định lại phần tài sản của mình đang sở hữu đã được sở hữu theo đúng qui định, trình tự thủ tục của pháp luật hay chưa?  Đối chiếu lại với các quy định mà chúng tôi nêu trên để làm căn cứ cho việc thoả thuận với các cháu của mình sao cho phù hợp với qui định của pháp luật và tránh làm mất hoà khí trong gia đình.

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp có thể tự đào tạo nghề cho người lao động

Nguyễn Việt Anh (Hà Nội) hỏi: Do yêu cầu của công việc nên khi tuyển dụng công nhân vào làm việc chúng tôi phải đào tạo công nhân để phù hợp với...

Điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở Xã hội

Hỏi: Hiện nay vợ chồng tôi đang làm công nhân tại khu Công nghiệp Bắc Thăng Long, vợ chồng tôi đang phải đi thuê nhà trọ, nay chúng tôi có nhu cầu mua nhà ở...

Có được đi lấy người khác khi chồng mất tích nhiều năm không?

Hỏi: Vợ chồng tôi lấy nhau từ năm 1993, có đăng ký kết hôn tại UBND xã Đại Đồng. Hiện nay vợ chồng tôi đã có 2 người con gái, năm 2005 chồng tôi đi...

Khi nào thì CSGT được xử phạt do đi xe ôtô không chính chủ?

Hỏi: Ngày 20/7/2015 tôi đang điều khiển xe ô tô trên đoạn đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy thì bị Cảnh sát giao thông bắt dừng xe và kiểm tra giấy tờ, anh...

Ô tô và xe máy vượt đèn đỏ bị xử phạt như thế nào?

Hỏi: Tôi đi lại bằng cả ô tô và xe máy. Có lần, do không để ý hệ thống đèn mà tôi đã vượt đèn đỏ. Cho tôi hỏi người điều khiển ô tô, xe máy...

Người lao động phải mất thời gian thử việc bao lâu khi mới ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động?

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các...

THƯ VIỆN ẢNH

CÔNG TY LUẬT DÂN VIỆT - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

TIỆN ÍCH

TIN MỚI CẬP NHẬT

0936 442 699